Chuyến Âu du thứ 2

 

Du kư Huỳnh Công Ân

 

Ngày 24-25/8: Mestre, thành phố của Ư, điểm đến đầu tiên.

 

Năm 2012, tôi và bà xă làm chuyến Âu du thứ nhứt qua ba nước Pháp, Tây Ban Nha và Ư bằng đường bộ và du thuyền trên Địa Trung Hải. Năm nay chúng tôi định đi viếng nhiều nước Âu Châu hơn bằng đường bộ
Con gái tôi đưa chúng tôi ra phi trường Trudeau. Rủi thay, nhiều ngỏ ra xa lộ 20 west đi phi trường bị đóng nên hơn một giờ rưởi chúng tôi mới đến được phi trường. V́ lo làm thủ tục check-in để khỏi trễ chuyến bay nên chúng tôi không kịp ăn tối. Khi lên được máy bay rồi th́ bụng tôi đói cồn cào, bà xă tôi cũng than đói. Máy bay cất cánh lúc 8:30 tối. Không thể chờ đến khi tiếp viên đẩy xe thức ăn đến, tôi xin nước sôi đổ vào hai tô ḿ gói mang theo để chúng tôi lót dạ.

Trạm dừng chân đầu tiên của chúng tôi là thành phố Mestre của Ư. Chúng tôi đến phi trường Marco Polo lúc 10:10 phút sáng 25-8. Vợ tôi đau chân không đi lâu được nên tôi nhờ nhân viên phi trường đẩy nàng đi. Chúng tôi lấy xe bus về khách sạn ao Venezia Mestre 2. Khách sạn này rất đông du khách và dù pḥng nhỏ nhưng mới và sạch sẻ. Tôi đặt pḥng ở Mestre trước trên mạng thay v́ ở Venise. Từ đây sang đảo Venise bằng xe bus hay xe lửa chỉ mất vài phút và tốn vài đồng Euro thôi. Ở ngay Venise th́ giá khách sạn mắc hơn và phải share pḥng tắm với người khác!

Nghỉ mệt một lát, chúng tôi đi t́m một tiêm Mc Donalid gần đó ăn tạm bữa trưa rồi về khách sạn nghỉ trưa.

Tôi lên mạng t́m địa chỉ một Oulet để đưa bà xă đi mua sắm. Chúng tôi ra bến xe bus ATVO gần khách sạn để đi đến Noventa Oulet cách khách sạn tôi ở hơn 30 km. Chuyến đi xa này đem lại thất vọng cho chúng tôi v́ hàng hoá ở đây mắc gắp mấy lần ở Mỹ hay ở Canada. Chúng tôi quay về khách sạn và lần đầu tiên chúng tôi đi Oulet mà không mua ǵ cả.

Trên đường đi bộ từ bến xe bus về khách sạn chúng tôi ghé một tiệm ăn pizza đầu đường rất đông khách, chúng tôi gọi một cái pizza all dressed và một dĩa spagetti đồ biển. Thật bất ngờ thức ăn ở đây thật tuyệt vời: hai món pizza và spagetti mà ở Canada tôi chỉ miễn cưởng ăn khi không có ǵ khác để ăn th́ ở đây, tại Ư, hai món ăn truyền thống ấy đă không làm hổ danh người Ư.

https://www.conganhuynh.com/AuDu2_files/image001.jpg

 

Ngày 26/8: Venise: thành phố trên mặt nước và trận đồ đồ bát quái

Buổi sáng, chúng tôi xuống ăn sáng tại nhà hàng của khách sạn. Đoạn tôi mua vé xe bus đi Venise. Xuống trạm xe bus, tôi t́m mua vé tàu hop on, hop off để thăm thành phố Venise.

Chúng tôi xuống tàu trước nhà hàng gà rán KFC. Trên tàu nh́n ra mặt biển tôi thấy vô số tàu thuyền qua lại. Cảnh tượng thật ngoạn mục

Đến trạm thứ tư là San Marco, chúng tôi xuống tàu và dự định đi thăm thành phố Venise với hệ thống kinh rạch, đường hẻm và cầu phức tạp nhứt thế giới. Những con hẻm nhỏ như những con hẻm ở Sài G̣n nhưng lát gạch sạch sẻ, hai bên là đủ loại cửa tiệm và nhà hàng nhỏ xíu. Chúng tôi như lạc vào một trận đồ bát quái không lối ra. Cuối cùng, chúng tôi không biết đường về lại chỗ xuống tàu lúc năy để tiếp tục đi vóng quanh đảo nữa, đành hỏi đường ra ga xe lửa để về lại Mestre. Chúng tôi cũng đành bỏ thú vui xuống đ̣ chèo đi trên kinh len lơi qua khu nhà và gầm cầu v́ giá quá mắc: 80 euro một chuyến.

Có điều phải công nhận Venise là một điểm du lịch có lượng du khách đủ mọi quốc tịch và đông đảo nhứt nh́ thế giới. Dù sao chúng tôi cũng hài ḷng ḿnh đă từng đến nơi nổi tiếng trên thế giới này.

 

https://www.conganhuynh.com/AuDu2_files/image002.jpg

 

Ngày 27/8: Trên đường từ Ư tới Áo, ánh sáng ở cuối đường hầm.

Buổi sáng cuối ở Ư, chúng tôi trả pḥng, mua hai cái sandwitch ở quầy ăn uống của khách sạn để dành lên xe bus ăn. Chỗ chờ xe bus ở bên ngoài của ga xe lửa. Chúng tôi vào trong ga ăn sáng. Các món ăn tên Ư nên chúng tôi không biết làm sao order, may gặp một em gái bán hàng gốc người Việt giúp chúng tôi bằng cách viết tên các món vào một mảnh giấy . Dù sinh đẻ ở Ư nhưng em đó nghe và hiểu tiếng Việt tuy giọng nói nghe lơ lớ.

Đường đi từ Ư qua Áo quang cảnh núi non thật hùng vĩ. Nhiều chỗ, có những thành phố, nhà thờ, lâu đài nằm trên sườn núi hay dưới thung lũng. Đặc biệt suốt cuộc hành tŕnh, xe bus chun qua mấy chục đường hầm dài có, ngắn có xuyên qua núi. Qua quá nhiều đường hầm tuy không tối lắm nhưng tôi vẫn mong mau ra khỏi hầm nên mỗi khi trông thấy”ánh sáng ở cuối dường hầm” th́ ḷng thấy vui hơn.

Sau hơn 7 giờ xe, chúng tôi xuống tại thành phố’ Linz thuộc Áo, điểm hẹn với vơi chồng Trần Tuấn Kiệt. Kiệt lái xe chở chúng tôi đi Vienne.

Kiệt đă thuê sẵn một căn hộ hai pḥng ngủ có cả nhà bếp. Nghỉ ngơi một lát, chúng tôi đi đến tháp Donauturm, ăn tối và ngắm thủ đô đấtl nước của Straus và Mozart từ trên cao.

https://www.conganhuynh.com/AuDu2_files/image004.jpg

 

 

Ngày 28/8: Vienne, thành phố cỗ kính bên ḍng sông Danube

Sáng đậy, ở nhà trọ, Xuân, vợ của Kiệt đă chuản bị bữa ăn sáng gồm cháo trứng muối, pâté chaud và café.

Chúng tôi trả pḥng và Kiệt chở chúng tôi đi một ṿng thành phố. Kiến trúc ở đây mang dấu ấn thời trung cổ và thời phục hưng nên rất đẹp mắt. Chúng tôi chụp ảnh toà thị chính, công viên trung ương, nhà thờ, lâu đài cỗ...

Buổi trưa chúng tôi ghé ăn một tiệm Tàu ở trung tâm thành phố rồi lên đường về nhà Kiệt ở Munich, Đức.

Đến nhà, Xuân làm cho mọi người một dĩa cơm tấm sườn chả ăn rất ngon miệng, Mấy ngày trước ăn đồ Tây hoài, ngán tới cổ. Ngày hôm nay mới được ăn đồ Tàu và đồ Việt !

https://www.conganhuynh.com/AuDu2_files/image005.jpg

 

 

Ngày 29/8 : Munich, thủ đô xứ Bavière

Buổi sáng, Xuân chuẩn bị ăn sáng với bánh ích trần, bánh ḿ bơ tỏi và café.

Hôm nay, Xuân đi làm nên Kiệt chở chúng tôi đi dạo thành phố Munich. Chúng tôi viếng Khải Hoàn Môn, toà thị chính, nơi tổ chức lễ hội bia tháng 10, Olympiapark, hăng xe BMW và cửa hàng nội thất Segmuller ở Parsdorf.

Munich là nơi Hitler thành lập đảng Quốc Xă từ năm 1920. Đó cũng là nơi diễn ra Thế Vận Hội mùa hè năm 1972 và là nơi bọn khủng bố Palestine sát hại 11 lực sĩ Do Thái tham dự Thế Vận Hội này.

Tối lại, chúng tôi được Xuân đăi món bún chả cá.

https://www.conganhuynh.com/AuDu2_files/image006.jpg

 

 

Ngày 30/8: Đi thăm lâu đài Neuschwanstein

Ngày thứ hai ở Munich, Kiệt chở chúng tôi đi thăm lâu đài Neuschwanstein ở cách Munich trên 100 km.

Đây là lâu đài cuối cùng do Ludwig II , vus xứ Baviẻre xây dựng và cư ngụ. Lễ đặt viên đá đầu tiên được cử hành vào ngày 5 tháng 9 năm 1869. Khi Vua Ludwig II qua đời gần Lâu đài Berg vào ngày 13 tháng 6 năm 1886, Lâu đài Neuschwanstein vẫn c̣n chưa hoàn thành. Sau 17 năm xây dựng tính đến thời điểm đó ông chỉ ở trong lâu đài vỏn vẹn có 172 ngày. Chỉ một phần ba các căn pḥng trong dự tính là được hoàn thành cho đến thời điểm này. Sau khi Ludwig qua đời, tháp vuông và căn nhà hiệp sĩ được hoàn thành một cách đơn giản hơn. Không được xây dựng là ngôi nhà cầu nguyện như Christian Jank đă phác thảo trong bản vẽ năm 1871.

Ludwig II không bao giờ muốn cho người dân thường vào tham quan lâu đài, ông thà rằng phá hủy lâu đài đi chứ không muốn để cho người dân b́nh thường làm mất đi tính huyền thoại của nó. Thế nhưng chỉ 6 tuần sau khi ông qua đời, lâu đài đă mở cửa đón chào khách tham quan và ngày nay Lâu đài Neuschwanstein có đến 5.000 du khách hằng ngày trong mùa cao điểm (tháng 6 đến tháng 8.

Chúng tôi mua 3 vé vào cửa cho người lớn tuổi, mỗi vé 12 Euro. Đoạn, chúng tôi lên xe ngựa (mỗi người 7 Euro) đi lên lâu đài. Tới trên đó, chúng tôi phải chờ đến 4:40 chiều mới được vào lâu đài theo nhóm. Mỗi người được phát một que âm thanh (barre de son) để nghe thuyết tŕnh theo ngôn ngữ ḿnh chọn. Kiệt chọn tiếng Đức, tôi và bà xă chọn tiếng Pháp. Một người nữ hướng dẫn viên dẫn đoàn người đi xem các khu vực trong lâu đài. Pḥng khách, pḥng ngủ, pḥng ăn, pḥng làm việc... trang trí bằng những bức tranh vẽ lại những cảnh trong những vỡ kịch của nhà soạn kịch thiên tài Richard Wagner, bạn của nhà vua. Tên Neuschwanstein có nghĩa là Thiên nga đá mới (New Swan Stone), bắt nguồn từ một nhân vật hiệp sĩ “Swan Knight” trong vở nhạc kịch nổi tiếng của Wagner. Lâu đài là một kiệt tác nghệ thuật kết hợp hài ḥa nhiều nền kiến trúc, với những cửa sổ h́nh ṿm Roman, tháp nhọn Gothic, trang trí bằng vàng và đá hoa kiểu Byzantine gợi lên một nét đẹp thơ mộng.

Chúng tôi trở về nhà Kiệt lúc 8 giờ tối và được vợ Kiệt đăi món bánh ḿ với cà ri gà.

https://www.conganhuynh.com/AuDu2_files/image007.jpg

 

 

Ngày 31/8: đi thăm lâu đài, Nymphenburg, phố đi bộ và ăn tối ở phi trường Munich.

Buổi sáng, sau khi ăn điểm tâm và uống café ở nhà, Kiệt chở chúng tôi đi viếng lâu đài Nymphenburg nằm trong nội ô thành phố Munich. Kiệt nói trước kia, vùng này là ngoại ô nhưng thành phố phát triển nên dần dà quang cảnh thôn quê ở đây biến mất.

Lâu đài này là món quà của vua xứ Bavière là
Ferdinand Maria tặng cho hoàng hậu Henriette Adelaide khi bà này sinh cho ông hoàng tử Max Emanuel vào năm 1662. Đây cũng là nơi sinh ra đời vua Ludwig đệ nhị, chủ nhân của lâu đài cổ tích Neuschwanstein. Trong lâu đài này, người ta chiêm ngưỡng những nức hoạ lộng lẩy và những châu báu quư giá dát khắp nơi. Rồi người ta xây tiếp nối những lâu đài nhỏ khác làm quang cảnh thêm tráng lệ.

Buổi trưa, Xuân đi làm về làm món bánh hỏi tôm càng cho mọi người ăn. Ăn xong, Kiệt chở chúng tôi đến phố đi bộ. Bà xă tôi và Xuân mua sắm chút đỉnh rồi Kiệt đón chúng tôi đi . Sau đó, chúng tôi đi phi trường Munich ăn tối.

https://www.conganhuynh.com/AuDu2_files/image008.jpg

 

 

Ngày 1/9: một ngày ở Zurich, Thuỵ Sĩ

6 giờ sáng, tôi và Kiệt dứt điểm hai ly café rồi bốn người ra xe lên đường đi Zurich.

Chúng tôi đi hướng tây nam theo xa lộ 96. Đến thành phố Lindau là vùng 3 bên giới : Đức, Áo và Thuỵ Sĩ chúng tôi trông thấy hồ Constance mênh mông nằm giữa ba nước.

Gần 12 giờ trưa chúng tôi đến trung tâm
thành phố Zurich. May mắn, Kiệt t́m được một chỗ đậu xe. Chúng tôi đi qua cầu, đi dọc bờ hồ Zurich, đến chụp h́nh nhà thờ Fraumünster, Grossmünster.

Đoạn chúng tôi đến quán café Motta, gọi café và bánh ngọt, ngồi nh́n ra hồ và trông các du khách qua lại. Dưới hồ các thuyền ghe đều đậu yên tại bến v́ hôm nay là ngày chủ nhựt, mọi sinh hoạt thương mại đều nghỉ trừ nhà hàng.

Chúng tôi trở về đến Munich lúc 7:30 tối.

https://www.conganhuynh.com/AuDu2_files/image009.jpg

 

 

Ngày 2/9: Francfort, thủ đô tài chánh của nước Đức

Chúng tôi khởi hành từ Munich lúc 4 giờ sáng để đi Francfort. Dọc đường, chúng tôi nghỉ hai lần để vệ sinh và ăn uống.

Khoảng 9:30 sáng, chúng tôi tới Francfort. Đây là thủ đô tài chánh của nước Đức dù Francfort chỉ là thành phố đứng thứ 4 ở Đức sau Berlin, Hambourg và Munich. Thị trường chứng khoán của Francfort là chỉ dấu sự lên xuống của nền kinh tế Đức.

Chúng tôi đi dạo phố đi bộ , trông thấy các quán ăn ngoài trời đầy nghẹt khách trong giờ nghỉ ăn trưa của nhân viên văn pḥng. Chúng tôi vào các cửa hàng mua sắm ở đây nhưng không mua được ǵ v́ giá cả mắc hơn Munich.

Kiến trúc ở Francfort rất đẹp mắt v́ tính cổ điển của nó. Những ngôi nhà thờ, những cao ốc và những biệt thự phản ánh nghệ thuật đặc thù của vùng Trung Âu.

Hôm nay, vừa ra khỏi thành phố Francfort th́ chúng tôi bị kẹt xe v́ một tai nạn lưu thông vừa xảy ra trên xa lộ dẫn về Munich, thành ra 10 giờ tối chúng tôi mới về đến nhà.

https://www.conganhuynh.com/AuDu2_files/image010.jpg

 

Ngày 3/9: ngày cuối ở Munich

Sau khi ăn trưa với món phở gà của Xuân, Kiệt chở chúng tôi đi đến Beer Garden. Đó là một công viên nhiều cây cối và người dân đến đó uống bia, ăn cá nướng và gà nướng. Chúng tôi không có nhiều thời gian nên chỉ xuống xe quan sát. Công viên này rất rộng lớn nên có xe ngựa và xe lôi đạp chở khách chạy một ṿng công viên.

Kiệt chở chúng tôi 
xuống phố đi bộ và thả chúng tôi ở đó và chạy xe về nhà. Xuân và bà xă tôi đi xem các kiosque bán trái cây. Chợ này giống như chợ trái cây Jean Talon hay Atwater ở Montreal. Giá cả ở đây mắc hơn bên Canada.

Chúng tôi trở lại các shop thời trang, Xuân và vợ tôi mua được một ít quần áo giá khá rẻ. Xuân dẫn chúng tôi xuống hầm để đến ga xe lửa. Chúng tôi không ngờ Munich lại có một hệ thống đường hầm đầy đủ các cửa hiệu, dịch vụ c̣n rộng lớn hơn ở Montreal!

Rời ga xe lửa nhộn nhịp, chúng tôi đi vào khu phố Thổ(Nhĩ Kỳ). Ở đây có một cộng đồng Thổ di dân sang đây từ nhiều thế hệ trước nên làm ăn khấm khá, một số làm chủ các siêu thị, tiệm vàng, cửa hàng dịch vụ...nhưng bên lề đường vẫn c̣n những bà quấn khăn ngồi xin.

Kiệt lái xe đến đón chúng tôi về nhà. Vợ chồng tôi được Xuân đăi một chầu cá nướng rất ngon miệng.

https://www.conganhuynh.com/AuDu2_files/image011.jpg

 

Ngày 4/9: Tạm biệt vợ chồng Kiêt-Xuân, tạm biệt Munich, tạm biệt nước Đức

Trưa nay Xuân cho chúng tôi ăn canh chua và cá kho tộ. 1:30 Kiệt chở chúng tôi đến ga xe lửa Munich sau khi vợ tôi và Xuân bịn rịn chia tay. Chúng tôi sẽ đi xe lửa đến Paris.

Xe lửa lăn bánh lúc 2:47 trưa, dự trù đến Karlsruhe Hbf lúc 5:53 chiều và chúng tôi sẽ đổi sang xe lửa tốc hành TGV của Pháp tại đó để đi Paris lúc 6:07 chiều, nghĩa là chúng tôi có 14 phút để đổi xe. Rủi thay, xe lửa từ Munich đến ga Karlsruhe Hbf trễ 11 phút thành ra vợ chồng tôi kéo 3 cái va li chạy hụt hơi để đến xe lửa TGV cho kịp 3 phút.

Tội nghiệp từ Munich, Kiệt gọi tôi để theo dơi cuộc chạy đua với thời gian của chúng tôi. May cho chúng tôi, khi đến nơi th́ xe lửa huưt c̣i để chuẩn bị lăn bánh. Tôi hỏi lớn một anh nhân viên hoả xa đứng cách tôi hai toa: đây có phải xe lửa đi Paris không? Anh ta gật đầu, tôi ném các va li lên tàu và cùng vợ tôi nhảy lên xe. Xe lửa bắt đầu lăn bánh và chúng tôi thở phào nhẹ nhỏm.

Tàu rời bến và trực chỉ ga Strasbourg của vùng Alsace Lorraine, nơi nhiều lần đổi chủ giữa Pháp và Đức. Chúng tôi tới ga Paris de l’Est lúc 8:30 tối và Hưng đă chờ chung tôi ở ga. Hơn một giờ lái xe, Hưng đua tôi về nhà mà một bữa ăn tối có vịt quay, thịt quay đă dọn sẵn.

https://www.conganhuynh.com/AuDu2_files/image012.jpg

 

Ngày 5/9::Paris, kinh đô ánh sáng).

Ngày đầu tiên, Hưng chở Quyên (vợ Hưng) và chúng tôi đi quận 13 ăn đồ Tàu. Xong chúng tôi đi xuống đại lộ Champs Élysées.

Đây là đại lộ nổi tiếng nhứt thế giới, nơi mà hàng triệu du khách từ khắp nơi đến đây mua sắm. Hai bên đường, người ta kéo nhau đi như trăy hội. Họ đi vào các cửa hàng mua sắm nổi tiế
ng như Louis Vuiton, Hugo Boss, La Coste...

Tôi và Hưng vào một quán cà phê để vợ tôi và Quyên đi mua sắm.

Buổi chiều chúng tôi đi ăn phở tại nhà hàng L’Indochine. Sau đó Hưng chở chúng tôi đi một ṿng thành phố rồi về nhà.

https://www.conganhuynh.com/AuDu2_files/image013.jpg

 

Ngày 6/9: Gặp người bạn cũ thời niên thiếu

Chiều nay Hưng chở mọi người đến Avenue De Choisy, quận 13, để ăn tối ở một tiệm Tàu. Tôi liên lạc với Thiểm, bạn cùng xóm thời trung học và mời anh ấy đến ăn với chúng tôi. Anh là thiếu tá không quân trước năm 1975.

Thiểm sang Pháp từ năm 1986, vợ anh đă thôi anh trước đó và anh cùng mẹ , 5 con được người em gái bảo lănh.

Hiện anh ở một ḿnh trong một studio tại Paris.

https://www.conganhuynh.com/AuDu2_files/image014.jpg

 

Ngày 7/9: Tháp Eiffeil, sông Seine, biểu tượng của thành phố Paris

Sau bữa cơm trưa, Hưng chở chúng tôi đến phố Tàu, bỏ xe đó và bốn người dùng métro để tới tháp Eiffel. Cũng như lần trước v́ lượng du khách quá đông, muốn lên tháp phải mất hàng giờ sắp hàng mua vé và giá vé rất mắc: 50 euro, chúng tôi quyết định chỉ chụp ảnh kỷ niệm dưới chân tháp.

Đoạn chúng tôi 
đến bờ sông Seine gần đó mua vé đi tàu trên sông Seine. Giá vé là 15 euro một người. Tàu chạy độ 1 giờ , qua nhiều cầu và nhiều kiến trúc lịch sử của Paris như bảo tàng viện Louvre, nhà hát opéra, nhà thờ Notre Dame, điện Versailles, quốc hội, quân y viện, toà thị chính Paris, cầu t́nh yêu ( mà người thuyết minh nói rằng khi tàu chun dưới cầu th́ những người yêu nhau phải hôn nhau để t́nh yêu sẽ bền vững)...

Chúng tôi trở lại phố Tàu và dùng một bữa buffet no bụng.

https://www.conganhuynh.com/AuDu2_files/image015.jpg

 

 

Ngày 8/9: Nhà thờ Sacré Coeur

Chúng tôi bỏ xe hơi tại Place d’Italie và dùng métro số 7 đi đến bảo tàng viện Louvre. Bảo tàng nằm trong Place du Carrousel, một trung tâm thương mại trong ḷng đất.

Chúng tôi cảm thấy đói bụng nên ghé tiệm Mc Donald dằn bụng rồi định mua vé vào bảo tàng viện. Nhân viên soát vé cho tôi biết bảo tàng viện sẽ đóng cửa trong 1 giờ nửa như vậy đi xem không kịp hết nên khuyên tôi nên vào xem dịp khác.

Chúng tôi lấy métro số 1 đi tới ga Concorde rồi đổi métro số 12 đi tới ga Abbesse đi viếng nhà thờ Sacré Coeur. Nhà thờ này nằm trong khu Montmartre, quận 18, nơi ở của các văn nghệ sĩ giống như khu Plateau Mont Royal ở Montréal. Đường phố ở đây nhỏ và lát đá như khu Vieux Montréal. Dọc bên đường là các quán ăn và tiệm bán đồ lưu niệm. Người qua lại đa số là du khách đến từ khắp nơi trên thế giới.

Chúng tôi phải leo nhiều bậc thang để lên nhà thờ. Nơi đây rất đông du khách bên ngoài đang chụp ảnh. Bên trong nhà thờ, người ta đang làm lễ. Chúng tôi ngồi trên băng ghế nghe giảng một lúc rồi đi ṿng bên trong ngắm các tượng Đức Mẹ, Chúa và các vị thánh cũng như những điêu khắc trên tường và trên trần của nhà thờ.

Chúng tôi ra sân trước nhà thờ chụp toàn cảnh thành phố Paris phía dưới. Bận xuống chúng tôi dùng funiculaire, cabine di chuyển bằng đường ray, để xuống đồi.

Chúng tôi lại dùng métro đi ngược về Place d’Italie, quận 13 dùng bữa ăn tối ở nhà hàng Việt Thái trên đường Choisy,

https://www.conganhuynh.com/AuDu2_files/image016.jpg

 

 

Ngày 9/9: Viện bảo tàng Louvre

Sau khi ăn điểm sấm chúng tôi cũng bỏ xe hơi tại Place d’Italie để lấy xe métro đi viện bảo tàng Louvre.

Chúng tôi phải qua bao nhiêu chặng kiểm soát mới mua vé để vào bên trong. Người ta nối đuôi nhau rồng rắn để vào xem, mục tiêu là bức hoạ La Joconde ở tầng trên cùng.

Khác với đám đông, chúng tôi không vội tiếp tục lên tầng trên cùng mà xuống tầng ngang để chụp h́nh các bức tượng.

Sau cùng, chúng tôi theo đám đông lên tầng trên cùng để xem bức hoạ La Joconde. Ai cũng cố gắng chụp cho được bức hoạ này.

Trở lại phố Tàu, chúng tôi ăn tối trước khi về nhà.

https://www.conganhuynh.com/AuDu2_files/image017.jpg

 

Ngày 10/9: Ngày cuối ở Paris, đi thăm Vườn Lục Xâm Bảo (Jardin du Luxembourg)

“Mùa thu âm thầm
bên vườn Lục Xâm
Ngồi quen ghế đá
Ngồi quen ghế đá
Không em! Ôi buốt giá từ tâm.”
(Mùa thu Paris-Cung Trầm Tưởng)

Sáng nay, sau khi ăn điểm tâm ở nhà, Hưng chở chúng tôi đi chơi ở vườn Lục Xâm Bảo, quận 6, Paris.

Khu vườn này là nơi gợi cảm hứng cho bao văn nhân, thi sĩ và nhạc sĩ của chúng ta từng đặt bước đến đây từ Cung Trầm Tưởng, Nguyên Sa...đến Phạm Trọng Cầu.

Chúng tôi đi giữa hai hàng cây cao che bóng mát vào vườn về hướng cung điện Luxembourg, qua vườn hoa, hồ nước. Người ta đặt những ghế sắt cho khách du lịch ngồi nghỉ. Nhóm khách trẻ hơn ngồi trên băi cỏ hay nằm phơi nắng. Không gian tĩnh lặng giữa một kinh thành náo nhiệt.

Cung điện Luxembourg là của hoàng hậu Marie de Mecidis, gốc Ư vợ của vua Henry IV, mẹ của vua Louis XIII. Cung điện này bây giờ là trụ sở Thượng Nghị Viện của Pháp.

Trên đường về chúng tôi chạy ngang khu Montparnasse, khu phố nghệ sĩ ngày xưa nay có ngôi tháp cao 59 tầng.

https://www.conganhuynh.com/AuDu2_files/image018.jpg

 

Ngày 11/9: Tạm biệt hai em Hưng-Quyên, tạm biệt Paris, tạm biệt nước Pháp chúng tôi đi thăm Bruxelles, nước Bỉ

Một tuần lễ ở Paris nhanh chóng trôi qua. Sáng sớm, sau bữa điểm tâm, 7:20 AM, tức là hơn 2 giờ trước khi xe khởi hành là 9:25 AM, Hưng bắt đầu đưa chúng tôi đi ra Gare du Nord để đi Bruxelles, Bỉ. Rủi thay, đây là giờ cao điểm, kẹt xe khắp nơi, cách giờ xe chạy 15 phút mà xe Hưng c̣n phải đi 800m nữa. Vợ chồng tôi kéo va li chạy bộ, nhưng gare Hưng chỉ trước mặt là Gare de l’Est, chúng tôi chạy sang Gare du Nord th́ xe lửa đă chạy rồi. Tôi đành mua 2 vé chuyến sau 10: 35 AM mất 198 € cộng 2 vé bỏ là 256 €.

Đây là một kinh nghiệm để du khách đến Paris, nếu đi máy bay hay xe lửa nên đi 3 giờ trước giờ tàu khởi hành v́ đường phố Paris chật hẹp và kẹt xe khắp nơi. Cách tốt nhứt là dùng xe điện hay métro để đến phi trường hay ga xe lửa không sợ trễ giờ.

Xe lửa chạy khoảng 1 giờ 20 phút th́ tới ga Bruxelles-Midi. V́ bà xă đau chân nên dù khách sạn Hotel des Deux Gares rất gần đây, tôi lấy taxi đến đó, Nhưng 3:00 PM khách sạn mới checkin nên chúng tôi gởi hành lư ở khách sạn và đi bộ trở lại nhà ga để kiếm một thứ ǵ lót dạ và giết th́ giờ .

Chúng tôi ghé vào một tiêm bánh trong ga gọi nước ngọt và bánh ngọt. Ngồi chơi một lát, chúng tôi trở lại khách sạn checkin rồi lên pḥng nghỉ ngơi.

Buổi chiều chúng tôi lấy taxi xuống centre-ville. Tại đây có một tiệm ăn bán hải sản mà thực khách phải đứng ăn.

Chúng tôi vào một nhà hàng Á Châu để dùng bữa tối rồi đến khu La Grande Place. Nơi đây có nhiều đền đài, di tích lịch sử như Toà Thị Chính, Cung điện nhà vua, trong đó có viện bảo tàng Bruxelles.

https://www.conganhuynh.com/AuDu2_files/image019.jpg

 

Ngày 12/9: Tạm biệt Bruxelles, tạm biệt nước Bỉ, đi thăm thành phố Rotterdam, Hoà Lan

9 giờ sáng chúng tôi trả pḥng, lấy taxi đi Gare Bruxelles-Nord. Tài xế taxi biết chúng tôi là du khách v́ mang lỉnh kỉnh nhiều va li nên chạy ḷng ṿng để câu giờ, âu là một dịp ngắm thành phố Bruxelles chỉ tốn thêm vài đồng Euro.

Tới bến xe bus v́ c̣n sớm nên chúng tôi vâo nhà 
ga ăn sáng ở tiệm gà rán KFC. Chúng tôi lên xe Flixbus lúc 11:05 AM. Xe chạy tới phi trường Zaventem để đón thêm khách.

Giữa cuộc hành tŕnh xe đi ngang thành phố Antwerp, thuộc Bỉ gần biên giới Hoà Lan. Xe vào địa phận Hoà Lan, nh́n hai bên đường là cảnh đồng quê thanh b́nh với những cánh quạt điện gió xa xa nhắc tôi nhớ đến đường đi qua Phan Thiết, Việt Nam.

Xe qua cầu bắc ngang vịnh của biển Bắc Hải. Nước dưới cầu xanh ngát.

Tới Rotterdam, tôi xuống lầm chỗ, thay v́ xuống ga Central, tôi lại xuống ga Zuidplein. Đành vậy, chúng tôi tới một tiệm Việt Nam ăn trưa và nhờ cô chủ tiệm gọi một xe taxi chở về khách sạn Rotterdam City.

Khách sạn ở đây mắc hơn khách sạn ở Bỉ nhưng rất sạch sẻ và sang trọng. Nghỉ ngơi một lát chúng tôi lấy xe điện ra downtown. Ở đây không có nhiều kiến trúc cỗ điển như ở các thành phố tôi đă đi qua.

Chung quanh đây có nhiều tiệm ăn Á Châu như Tàu, Nhựt, Việt... có cả tiệm ăn của Indonesia. Nhân viên giao hàng mặc đồng phục và đi giao hàng bằng xe đạp. Ở đây xe đạp là một phương tiện đi lại rất thịnh hành. Những băi đậu xe đạp đầy xe làm tôi liên tưởng đến băi đậu xe gắn máy ở Việt Nam.

V́ bà xă đau chân nên tôi bỏ ư định xuống bến tàu của Rotterdam đi du thuyền quanh thành phố. Chúng tôi về khách sạn sớm hơn mọi bữa.

https://www.conganhuynh.com/AuDu2_files/image020.jpg

 

Ngày 13/9: Tạm biệt Rotterdam. chúng tôi đến Amsterdam trạm cuối của chuyến Âu du

Buổi sáng chúng tôi ăn điểm tâm trong khách sạn Rotterdam rồi ra ga trung ương lên xe Flixbus đi Amsterdam lúc 11:30 AM,

Xe đổ chúng tôi xuống phi trường Schiphol. Tôi không biết chỗ navette đưa về khách sạn Steigenberger ở đâu nên loay quay t́m cách về khách sạn. Măi hơn một giờ sau mới t́m ra bến đậu của xe.

Sau khi nghỉ ngơi, chúng tôi xuống phố cách khách sạn hơn 17km vừa bằng xe bus vừa bằng xe lửa. Chúng tôi mua vé xuống du thuyền đi ṿng quanh thành phố. Nói chung, Amsterdam cũng như Rotterdam và Bruxelles có khu kiến trúc cỗ nhưng cũng có khu kiến trúc mới kiểu Mỹ, ở vùng quê th́ h́nh ảnh những ngôi nhà mái đỏ là thường thấy nhứt.

Chúng tôi về khách sạn lúc 8:30 tối để sáng mai sớm đáp máy bay về Montreal.

https://www.conganhuynh.com/AuDu2_files/image021.jpg

 

 

14/9 Tạm biệt Amsterdam. Tạm biệt xứ sở hoa Tulipe. Trở về Canada.

Đáng lẽ máy bay EasyJet cất cánh lúc 7:05 sáng nhưng giờ chót tôi nhận được tin nhắn là máy bay bị delay tới 10:00 sáng. 7 giờ sáng chúng tôi lên navette của khách sạn đến phi trường.

Chúng tôi đến sớm nên sau khi check-in xong, chúng tôi ra ngoài uống nước chờ giờ lên máy bay,

Chuyến bay từ Amsterdam đến London không có vấn đề ǵ, nhưng khi check-in Air Transat ở phi trường London cô nhân viên gốc Ấn Độ đ̣i thêm 50 bảng Anh v́ hành lư quá số kư.

Mấy bữa trước đă bị tốn gần 200 euro v́ trể xe lửa từ Pháp qua Bỉ, hôm nay lại bị phạt 50 sterling v́ hành lư quá số kư quy định, chúng tôi gặp điều không may ở cuối cuộc hành tŕnh.

Rút kinh nghiệm chuyến đi này, tôi có vài điều nhắn nhủ với quư vị nào định đi du lịch Âu Châu như sau:

-Giá sinh hoạt ở các nước Âu Châu cao hơn ở Bắc Mỹ.
-Đường xá ở đây nhỏ hẹp và thường kẹt xe, nhứt là ở Pháp, nên dự trù cho rộng thời gian đi đến ga xe lửa hay phi trường để tránh trễ tàu như đă nói trên.
-Để dành tiền lẻ để trả mỗi lần đi vệ sinh.
-Giá một chai nước suối là 2.5 € tương đương 3 USD hay gần 4 CAD.
-Tránh checkin tại London v́ nhân viên tại đây quá reglo sẵn sàng bắt đóng thêm tiền hành lư dù chỉ dư 1kg
-Cẩn thận tiền bạc và passport khi ở Ư hay Pháp.

Tuy nhiên, một chuyến du lịch Âu Châu sẽ cho chúng ta khám phá những công tŕnh kiến trúc cỗ cũng như được biết lối sinh hoạt của người dân ở cựu lục địa này

Về đến phi trường Montreal, ông bạn hàng xóm Gerald đă chờ sẵn để chở chúng tôi về nhà.

Những ḍng cuối của du kư này dành cho lời cám ơn của tôi đến vợ chồng Kiệt-Xuân ở Munich, Đức và Hưng-Quyên ở Paris, Pháp đă
ân cần tiếp đón và đưa chúng tôi đi thăm nhiều thắng cảnh nổi tiếng ở Đức và Pháp
.