MẤY CHỤC NĂM ÂM NHẠC HẢI NGOẠI

“Thương nữ bất tri vong quốc hận

Cách giang do xướng hậu đ́nh hoa”

(Bạc Tần Hoài-Đỗ Mục)

 

Ngày c̣n kẹt lại Việt Nam, mỗi khi lén nghe đài VOA phát bản nhạc “Một chút quà cho quê hương” của Việt Dzũng tôi không cầm được nước mắt:

“Con gởi về cho cha một manh áo trắng

Cha mặc một lần khi ra pháp trường phơi thây”

 

Thời gian đó nhà cầm quyền cộng sản cấm hát, nghe nhạc miền Nam trước 1975. Ca sĩ Chế Linh từng là nạn nhân của chính sách đó khi ông đi hát chui bản nhạc “ Thành phố buồn” để lănh 18 tháng tù.

 

Khi sang Cao Miên t́m đường vượt biên, tôi được nghe lại những bản nhạc “vàng” của chúng ta ở các quán cà phê của người Việt sinh sống ở đó. Điều này làm tôi sung sướng v́ được sống trong không gian âm nhạc ngày xưa.

 

Ở trại tỵ nạn Pulau Bidong, từ loa của ban thông tịn trại, tôi cũng như mọi người được nghe lại những bản nhạc mà ḿnh yêu thích. Khi có một người rời trại đi định cư th́ người ta cho phát bản Biển Nhớ của Trịnh Công Sơn làm rơi nước mắt người ở lại và lưu luyến bước chân kẻ ra đi:

“Ngày mai em đi

Biển nhớ tên em gọi về”

 

Đến lúc định cư ở hải ngoại được tự do hát và nghe nhạc trước 1975, từ băng cassette, băng video, CD, DVD, karaoke. dĩa blu-ray và youtube th́ tôi đắm ch́m trong niềm hạnh phúc của một kẻ lưu vong t́m lại được âm thanh của thời êm đẹp nhứt ở miền Nam.

 

Trong bài này, tôi sưu tầm những tài liệu nhắc lại những năm tháng hoàng kim của âm nhạc hải ngoại mà ngày nay chỉ c̣n là hoài niệm.

 

Ngoài các sáng tác trong nước trước 1975, các nhạc sĩ của Việt Nam Cộng ḥa sau 1975 định cư tại nước ngoài vẫn tiếp tục sáng tác và cùng với những nhạc sĩ trẻ hơn đă tạo nên ḍng nhạc hải ngoại.

 

Những nhạc sĩ tên tuổi đầu tiên rời Việt Nam khoảng cuối năm 1975. Trong những năm đầu, một chủ đề sáng tác chính của họ là nỗi nhớ quê hương và Sài G̣nnhư "Sài G̣n ơi! Vĩnh biệt" của Nam Lộc, "Đêm nhớ trăng Sài G̣n" của Phạm Đ́nh Chương, "Khi xa Sài G̣n" của Lê Uyên Phương, "Việt Nam về trong nỗi nhớ", "Đêm nhớ về Sài G̣n" của Trầm Tử Thiêng, "Quê hương bỏ lại" của Tô Huyền Vân, "Đường về quê hương" của Lam Phương...

 

Chủ đề thân phận lưu vong cũng được nói đến với loạt bài "Tỵ nạn ca" của Phạm Duy, "Người di tản buồn" của Nam Lộc, "Ai trở về xứ Việt" của Vơ Tá Hân, Phan Văn Hưng, "Một chút quà cho quê hương" của Việt Dzũng... Một chủ đề phổ biến nữa là phục quốc kháng chiến nói lên mong muốn được quay trở lại miền Nam với Trần Thiện Khải (thuộc Mặt Trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam với các ca khúc mang âm hưởng tiền chiến như "Em vẫn đợi anh về", "Trăng chiến khu", "Những người em ở làng Đồng Sơn"), Hoàng Nguyên Linh, Nguyệt Ánh ("Anh vẫn mơ một ngày về", "Trả ta sông núi"), Nguyễn Hữu Nghĩa ("Vùng dậy anh em ơi", "Đất nước lâm nguy", "Việt Nam đứng lên", "Hưng khúc Việt Nam").

 

Từ khoảng đầu thập niên 1980, một số nhạc sĩ sau thời gian cải tạo tại Việt Nam ra định cư ở nước ngoài. Họ viết nhiều ca khúc tả lại thời gian cải tạo ở Việt Nam như Hà Thúc Sinh với tập Tủi nhục ca năm 1982, Nguyễn Hữu Nghĩa với Chiến Ca, Châu Đ́nh An với Những lời ca thépnăm 1982... Phạm Duy cũng sáng tác 20 bài lấy tựa là Ngục ca phổ từ thơ tù của Nguyễn Chí Thiện trong tập thơ Tiếng vọng từ đáy vực.

ThanhThuy.jpeg

 

Băng nhạc đầu tiên ra đời tại hải ngoại là cuốn Thanh Thúy 1: Saigon ơi! Vĩnh biệt của ca sĩ Thanh Thúy được phát hành ngày 9 tháng 5 năm 1976 tại Los Angeles, California, Hoa Kỳ và sau là cuốn Khi tôi về của ca sĩ Khánh Ly cùng tháng đó. Tiếp đó nhiều trung tâm băng nhạc của người gốc Việt được thành lập và phát triển mạnh mẽ. Trong những năm đầu, các chương tŕnh được phát hành dưới dạng băng nhựa cassette.

DaLan.JPG

 

Lúc đầu những băng nhạc được ghi âm với những ban nhạc gia đ́nh m điển h́nh là hai trung tâm Bốn Phương của ông Lâm Bốn Phương và Dạ Lan của nhạc sĩ Anh Bằng. Nhưng từ đầu thập niên 80, cùng với sự xuất hiện của các Trung tâm Phượng Nga, Khánh Ly, Diễm xưa, Mây, Thanh Lan, Người đẹp B́nh Dương, Làng Văn, Asia, các băng nhạc đă được thâu âm với kỹ thuật tiên tiến cho âm thanh tốt hơn hẳn. Nhu cầu thưởng thức âm nhạc của người xa quê lúc ấy rất lớn, nên những băng nhạc thời này có số bán kỷ lục.

 

Sau đó, vào cuối năm 1987, Phạm Duy là người đầu tiên đưa nhạc Việt vào đĩa CD do Duy Cường soạn ḥa âm và sản xuất với tựa đề Nhạc t́nh Phạm Duy. Nhiều băng nhạc thu âm ở Sài G̣n từ trước 1975 được tái phát hành.

 

ThuyNga.jpg

Từ năm 1983, Trung tâm Thúy Nga đă thực hiện các chương tŕnh ca nhạc Paris By Night và phát hành băng video, ban đầu ở Paris, Pháp Quốc về sau di chuyển về Little Saigon, California.

IMG_6865.PNG

 

Trung tâm Asia (tên thương mại Asia Entertainment Inc.) được nhạc sĩ Anh Bằng thành lập vào năm 1982 tại Westminster, California.

Ban đầu, nhạc sĩ Anh Bằng lấy tên là Trung tâm Lê Minh Bằng. Sau khi sản xuất, phát hành được bốn băng cassette, nhạc sĩ Anh Bằng đổi tên thành Trung tâm Dạ Lan. Dạ Lan sản xuất và phát hành băng nhạc thứ nhất chủ đề "Như Một Nụ Hồng" rất thành công, giúp ông đủ vốn để mở một pḥng thâu thanh lớn hơn, thay thế cho pḥng thâu nhỏ ở trong nhà để xe. Ông nhường lại Trung tâm Dạ Lan cho người cháu ruột Trần Thăng (giám đốc Trung tâm Mây sau này) làm chủ, rồi sáng lập nên Trung tâm Asia vào năm 1985. Khi mới thành lập, Trung tâm Asia chỉ phát hành nhạc trên cassette và CD, đến năm 1990 mới bắt đầu thực hiện các video âm nhạc thu h́nh ngoại cảnh.

 

Ngoài hai trung tâm băng nhạc lớn nhứt ở hải ngoại Thuư Nga và Asia, phải kể đến một số trung tâm khác như dưới đây: -Mây Productions với chương tŕnh Holywood Night của giám đốc Trần Thăng gồm 20 cuốn DVD không kể các DVD và CĐ khác.

-Trung tâm Vân Sơn với chương tŕnh Nụ cười và Âm nhạc thành lập từ năm 1994 với giám đốc điều hành là nghệ sĩ Vân Sơn. Người dẫn chương tŕnh kỳ cựu nhất của Trung tâm Vân Sơn là nghệ sĩ Việt Thảo. Bước đầu TT Vân Sơn nổi tiếng với việc gầy dựng những ca sĩ trẻ và chương tŕnh vui nhộn, trẻ trung với nhiều tiết mục hài.

 

VanSon.jpg

Trung tâm đă đến và làm chương tŕnh trực tiếp thu h́nh tại 11 quốc gia: Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Singapore, Campuchia, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Canada, Cộng ḥa Séc và Australia. Tại Hoa Kỳ, trung tâm đă trực tiếp thu h́nh tại 12 tiểu bang và thành phố khác nhau. Trung tâm đă sản xuất được 53 cuốn Nụ cười và Âm nhạc.

 

-Trung tâm Làng Văn do Nguyễn Bích Lan sáng lập năm 1982 là một trung tâm ca nhạc lâu đời ở Hoa Kỳ sản xuất nhiều băng, dĩa ca nhạc Việt Nam đặc biệt là chương tŕnh Thế Giới Nghệ Thuật. Rất tiếc về sau, trung tâm này kết hợp với các trung tâm ca nhạc ở Việt Nam để sản xuất chương tŕnh Duyên Dáng Việt Nam và dính liếu tới các vụ lùm xùm về mua bán bản quyền của các nhạc sĩ làm khán thính giả người Việt hải ngoại ngao ngán.

 

Cũng nên nhắc tới các trung tâm ca nhạc cá nhân như Trường Thanh Music , ngoài các dĩa audio c̣n sản xuất chương tŕnh Saigon, Paris, Holywood (4 cuốn video), Đỗ Thanh Entertainment (17 cuốn video)…

 

Người Việt hải ngoại chúng ta phải nh́n nhận rằng nhờ có các trung tâm ca nhạc kể trên sản xuất mà chúng ta thoả được nỗi niềm nhung nhớ quê hương đă bỏ lại đằng sau qua những bản nhạc cũ ở Việt Nam hay mới nơi hải ngoại. Ngoài ra, những sáng tác tim óc của các nhạc sĩ qua sự thể hiện của các ca sĩ là những đóng góp to lớn cho di sản âm nhạc miền Nam chúng ta.

 

Về nhạc sĩ, ngoài những tên tuổi thành danh trước 1975 như Phạm Duy, Lam Phương, Trần Thiện Thanh, Trúc Phương, Trầm Tử Thiêng, Anh Bằng, Minh Kỳ, Lê Dinh. Song Ngọc…chúng ta c̣n có các nhạc sĩ trẻ như Trúc Hồ, Trần Quảng Nam, Việt Dzũng, Nguyệt Ánh, Phan Văn Hưng, Châu Đ́nh An, Việt Khang, Thái Thịnh. Ngọc Trọng…, tất cả đă làm phong phú thêm cho nền âm nhạc hải ngoại.

 

Ngoài những ca sĩ cũ đến hải ngoại bằng di tản, vượt biên, HO, đoàn tụ như Thanh Thuư, Phương Dung, Hoàng Oanh, Lệ Thu, Khánh Ly, Băng Châu, Mai Lệ Chế Linh, Elvis Phương, Duy Khánh, Duy Trác, Giang Tử, Sĩ Phú, Hùng Cường…c̣n các ca sĩ trẻ đi diện HO với gia đ́nh hay được gia đ́nh bảo lănh hoặc theo diện hôn nhân, con lai như Hoàng Lan, Như Quỳnh,, Loan Châu, Thiên Kim, Hương Thuỷ, Phi Nhung, Mạnh Quỳnh, Thế Sơn, Đan Nguyên…

Tất cả đă làm đông đủ các giọng ca theo sở trường riêng của ḿnh: thính pḥng, trử t́nh, quê hương, đấu tranh…

 

Có thể nói, thời hoàng kim của nền âm nhạc hải ngoại là ba thập niên 80, 90 của thế kỷ trước và thập niên đầu của thế kỷ thứ 21. Trong thời gian này, v́ mục đích tuyên truyền, nhà nước cộng sản Việt Nam c̣n cấm đoán nhạc miền Nam nên nền âm nhạc trong nước rất nghèo nàn. Tôi c̣n nhớ những năm đầu thập niên 90, sân khấu của một video trong nước có phông đằng sau là một tấm vải trắng. Nhưng theo đà mở cửa, đổi mới, dân chúng trong nước sống dễ thở hơn nên họ bắt đầu nghĩ đến nhu cầu giải trí từ những tụ điểm ca nhạc ngoài trời người ta xây dựng những sân khấu “ hoành tráng “ và lăng xê các ca sĩ để định hướng người dân lưu tâm đến vui chơi hơn chính trị. Sau đó , chính quyền cộng sản c̣n cho phép tŕnh diễn một số nhạc phẩm trước 1975 mà họ gọi là “nhạc bolero”.

 

Giữa thập niẻn thứ hai của thế kỷ này, do tiến bộ của điện tử và internet, video được sao chép dễ dàng và lại có sự xuất hiện của youtube nên ai cũng có thể xem miễn phí một chương tŕnh ca nhạc, lại nữa số khán thính giả âm nhạc Việt Nam càng ngày càng ít đi v́ lẽ tự nhiên của tạo hoá, người trẻ không rành tiếng Việt, thích nhạc Âu Mỹ sôi động hơn nên các trung tâm ca nhạc lần lượt đóng cửa. Chỉ c̣n trung tâm Thuư Nga cầm cự đến cuốn số 138 (dự định quay h́nh ngày 23 tháng 11 năm nay). Bây giờ trung tâm ca nhạc đưa chương tŕnh lên youtube kiếm ít tiền c̣m nhờ số view và quảng cáo. Phần ca sĩ ai c̣n giữ tự trọng th́ đi show cho chùa, nhà thờ hay cho công ty điện tử Teletron. Số lớn ca sĩ khác v́ miếng cơm manh áo đi về Việt Nam hát. Tôi không trách những người này miễn là họ không nói những câu nịnh bợ chế độ mới. Có vài ca, nhạc sĩ làm tôi rất thất vọng v́ họ c̣n tệ hơn nàng ca nữ trong hai câu thơ trong bài Bạc Tần Hoài của Đỗ Mục đă ghi ở trên.

 

Huỳnh Công Ân

November 18 2024

 

Tài liệu tham khảo:

Wikipedia tiếng Việt:

-Nhạc hải ngoại

-Trung Tâm Asia

-Trung tâm Vân Sơn

 

Nhạc xưa blog:

Âm nhạc hải ngoại sau năm 1975 được h́nh thành như thế nào?

https://nhacxua.vn/am-nhac-hai-ngoai-sau-nam-1975-duoc-hinh-thanh-nhu-the-nao/amp/

 

Cover Nhạc Việt:

Các Trung Tâm Sản Xuất Và Phát Hành Băng Nhạc Tại Hải Ngoại

https://cdnhacviet.blogspot.com/2008/02/cac-trung-tam-san-xuat-va-phat-hanh.html?m=1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sent from my iPhone

https://lh3.googleusercontent.com/cm/AGPWSu8RQAIGwdcP84-_LS6d_fy1DLoR6-YTLYjV7Mn94Oi8golq7j7t6-SYfY0knmcPExLv0w=s80-p